Với vị trí giao thông thuận lợi, nằm trên trục đường quốc lộ 1A cách Hà Nội khoảng 100KM kết hợp với chủ chương phát triển du lịch của tỉnh Ninh Bình nên dịch vụ cho thuê xe Hà Nội đi Ninh Bình rất phát triển trong những năm gần đây nhằm đáp ứng nhu cầu của du khách về với Ninh Bình được thuận lợi nhất. Bùi Gia Travel cho thuê xe 4 chỗ, 7 chỗ, 16 hay 45 chỗ từ thành phố Ninh Bình đến các điểm như: huyện Yên Khánh, Yên Mô, Tam Điệp, Nho Quan, Gia Viễn, Kim Sơn, Hoa Lư. Phục vụ xe đi du lịch Ninh Bình, xe đưa đón du khách đi các địa điểm du lịch lễ hội tại Ninh Bình như:
Một số địa điểm tham quan tuyệt đẹp khi thuê xe đi du lịch Ninh Bình
Khu thắng cảnh Tràng An
CHÙA BÍCH ĐỘNG
Vị trí: Chùa tọa lạc tại thôn Đam Khê, xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình.
Đặc điểm: Chùa được xây dựng theo kiểu chữ “Tam” trên sườn núi Bích Động.
Năm 1705, có hai vị hoà thượng, pháp danh là Trí Kiên và Trí Thể, quê ở Đông Xuyên, thuộc huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định gặp nhau kết nghĩa làm anh em. Hai nhà sư đều có lòng mộ đạo, muốn đi nhiều nơi để truyền bá đạo Phật và xây dựng các ngôi chùa. Đến đây, thấy núi Bích Động có địa thế tuyệt đẹp và đã có chùa, nên hai nhà sư quyết định dừng chân, tự mình sửa sang chùa cũ, đi quyên giáo xây dựng lại thành 3 ngôi chùa: Hạ, Trung và Thượng để tu hành.
Năm Giáp Ngọ 1774, chúa Trịnh Sâm đã đến thăm chùa, nhìn toàn cảnh núi, động, sông nước, đồng ruộng, cây cối đều xanh tươi, chùa như hội tụ nền xanh chùa nên đã đặt tên cho chùa là Bích Động.
Chùa Bích Động là một công trình kiến trúc cổ được xây dựng bằng gỗ lim mái lợp bằng ngói ta không có mấu, mũi lượn tròn, các góc của mái đều có đầu đao cong vút lên như hình lưỡi đao. Chùa Bích Động được xây dựng theo kiểu chữ "Tam" Hán tự, ba toà không liền nhau, tam cấp dọc theo sườn núi, dựa vào thế núi từ thấp lên cao thành 3 ngôi chùa riêng biệt: Hạ, Trung và Thượng.
Chùa Hạ có 5 gian thờ Phật, kiến trúc chùa theo kiểu chữ Đinh. Mái chùa là 2 tầng mái uốn cong, gồm 8 mái. Gian giữa phía ngoài treo bức đại tự “Mạo Cổ Thần Thanh”, để nói lên cái tâm chính của chùa là thanh bạch.
Phía bên phải chùa Hạ, men theo sườn núi leo lên khoảng 80 bậc đá theo hình chữ S tới lưng chừng dãy núi Ngũ Nhạc là đến chùa Trung. Đây là ngôi chùa bán mái chìa ra phía ngoài, một nửa nằm trong hang động, một nửa lộ thiên. Chùa Trung có 3 gian thờ phật. Từ gian bên trái chùa Trung qua cửa hậu đi tiếp vào trong hang, bước 20 bậc đá lên cao khoảng 6m là đến động Tối. Năm Đinh hợi 1707, hai nhà sư Trí Kiên và Trí Thể đã đúc một quả chuông lớn, hiện còn treo ở Động Tối. Bước vào động một khung cảnh tuyệt đẹp hiện ra trước mặt du khách. Những nhũ đá thiên nhiên được gọt rũa tạo nên tiên ông, tiên cô, tiểu đồng, rồng lượn, rùa bơi, chim đại bàng… Gần cửa động bên phải có ba tượng Phật bằng đá uy nghi, sừng sững. Chính giữa là đức Phật Di đà, bên phải là Vân Thù Bồ Tát, bên trái là Quan Âm Thị Kính và hình tượng Lão Thọ bằng đá, biểu tượng cho sự trường tồn bất tử v.v...
Leo tiếp 30 bậc đá theo sườn núi là lên đến chùa Thượng. Chùa còn được gọi là chùa Đông vì quay mặt ra hướng đông. Trong chùa có tượng Phật Bà Quan Âm. Hai bên chùa có hai miếu thờ: bên phải thờ Thổ địa, bên trái thờ Sơn thần. Cạnh chùa có một bể nước gọi là “bể nước Cam Lồ” của Phật Bà Quan Âm. Từ trên chùa Thượng, du khách có thể ngắm nhìn một phần cảnh quan Hoa Lư. Xa xa, du khách thấy một quả núi nhỏ, đá xếp từng lớp gọi là núi Chồng Sách. Sau núi Chồng Sách là một quả núi lớn gọi là núi Voi. 5 ngọn núi bao quanh chùa Bích Động là “Ngũ Nhạc Sơn” trông như 5 cánh Hoa Sen.
Bích Động là một ngôi chùa cổ, dáng nét trang nghiêm mang đậm tính phương Đông. Núi, động và chùa đan quyện, hài hòa lại ẩn hiện giữa những cây đại thụ xanh biếc làm cho cảnh trí ở đây càng thêm thâm nghiêm, huyền hoặc.
CỐ ĐÔ HOA LƯ
Vị trí: Xã Trường Yên, Huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình.
Đặc điểm: Kể từ năm 968, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi hoàng đế ở Hoa Lư thì kinh đô Hoa Lư tồn tại 41 năm (968 - 1009) trong đó 12 năm là triều đình đại Đinh (Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi hoàng đế hiệu là Đinh Tiên Hoàng, đặt tên nước là Đại Cồ Việt) và 29 năm kế tiếp là triều đại Lê (người đầu tiên là Lê Hoàn lên ngôi Hoàng Đế hiệu là Lê Đại Hành).
Hơn ngàn năm trước, Hoa Lư là đế đô thật nguy nga, tráng lệ. Những núi đồi trùng điệp xung quanh vòng đai kinh đô như tấm bình phong; sông Hoàng Long uốn khúc và cánh đồng Nho Quan, Gia Viễn mênh mông là hào sâu thiên nhiên rất thuận lợi về mặt quân sự.
Khu thành Hoa Lư có quy mô rộng lớn, có nhiều tuyến liên hoàn, rộng đến 300ha. Thành gồm hai khu là khu trong và khu ngoài, thông với nhau bằng một lối đi nhỏ hẹp và hiểm trở. Mỗi khu gồm có nhiều vòng, nhiều tuyến nhỏ. Theo truyền thuyết, cung điện được xây ở thành ngoài. Ở phía Đông có lối đi chính vào thành.
Đến năm 1010 Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long. Kinh đô Hoa Lư trở thành cố đô.
Ngày nay trên nền cung điện năm xưa là hai ngôi đền cách nhau chừng 500m. Một đền thờ Đinh Tiên Hoàng và một đền thờ Lê Đại Hành. Cũng vì hai ngôi đền thờ hai vị hoàng đế rất gần nhau nên nhân dân quen gọi là đền Đinh - Lê.
Về thăm lại đất Hoa Lư lịch sử là dịp để chúng ta chiêm ngưỡng các công trình kiến trúc, những nét đẹp hoành tráng của toàn bộ khu di tích, ghi dấu thời kỳ mở nước huy hoàng, độc lập, tự chủ của đất nước Đại Cồ Việt từ ngàn năm về trước...
Cố đô Hoa Lư
CHÙA BÁI ĐÍNH
Vị trí: Tọa lạc tại vùng đồi núi thuộc thôn Sinh Dược, xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình, cách thành phố Ninh Bình 12km và cách cố đô Hoa Lư 5km, bên cạnh khu Du lịch Sinh thái Tràng An.
Đặc điểm: Chùa Bái Đính là một trong những ngôi chùa lớn nhất Việt Nam với kiến trúc hoành tráng, đồ sộ nhưng mang đậm bản sắc Á Đông.
Khu quẩn thể kiến trúc phật giáo Chùa Bái Đính có diện tích rộng 700ha, bên trên triền núi Bái Đính, các hạng mục kiến trúc có kết cấu mô phỏng ban thờ Phật trong một ngôi chùa truyền thống. Các hạng mục xây dựng trên địa hình từ thấp lên cao, 5 cấp theo đường chính đạo: Tam quan nội, tháp chuông, điện thờ Quan Thế Âm Bồ Tát, điện thờ Pháp Chủ và trên cùng là tòa Tam Thế.
Từ cổng chính vào du khách sẽ đến với Tam quan nội. Tam quan nội có 3 tầng mái uốn cong ở bốn phía lợp bằng ngói men ống Bát Tràng màu nâu sẫm, hai hồi ở cửa Vô và cửa Hữu đặt hai pho tượng Hộ Pháp, cao 5m nặng 10 tấn. Đặc biệt trong Tam quan nội có 4 cột bằng gỗ tứ thiết, mỗi cột cao 13,85m đường kính 0,85m. Hai phía trái, phải của Tam quan nội là hai dãy hành lang, tất cả có 230 gian bao quanh khu kiến trúc điện tam thế, tổng chiều dài hành lang là 1.052m. Trong hai dãy hành lang đặt 500 pho tượng La Hán bằng đá nguyên khối, không tượng nào giống nhau, mỗi tượng cao 2,3m.
Tiếp đến là Tháp chuông có hình khối bát giác theo kiểu chồng diêm, gồm 3 tầng mái cong. Trong tháp chuông treo một quả chuông nặng 36 tấn được đúc tại Huế, được xây dựng toàn bằng gỗ tứ thiết, 100% kiến trúc bằng gỗ. Kết cấu gồm 7 gian, một tầng mái, cao 14,8m, dài 41,8m, rộng 17,4 m. Gian giữa của điện, trên bệ cao đặt tuợng Quan Thế Âm Bồ Tát, nhiều mắt, nhiều tay, đúc bằng đồng, nặng 40 tấn, cao 9,57m.
Kế đến là điện Pháp Chủ xây dựng toàn bằng bê tông cốt thép giả gỗ rất đồ sộ, hoành tráng 2 tầng mái cong, cao 30m, dài 47,6m, rộng 43,3m. Điện có 5 gian, gian giữa rất rộng dài đến 13,5m, 4 gian hai bên, mỗi gian dài 8m. Trong điện thờ pho tượng Phật Tổ Như Lai (Pháp Chủ) đúc bằng đồng rất lớn, nặng khoảng 100 tấn và ở gian giữa điện còn đặt một sập thờ bằng gỗ, có chiều dài 8,7m, rộng 4,7m, cao 0,8m, theo kiểu chân quỳ dạ cá.
Tòa Tam Thế tọa lạc trên đồi cao so với mặt nước biển là 76m. Đây là một tòa cao rộng đồ sộ, hoành tráng, với lối kiến trúc có 3 tầng mái cong, gồm 12 mái ở 4 phía, cao 34m, dài 59m, rộng hơn 40m, diện tích trong tòa khoảng 3.000m² gồm có 7 gian; trong điện thờ ba pho tượng Tam Thế (quá khứ, hiện tại, và vị lai), đúc bằng đồng, mỗi pho tượng nặng khoảng 50 tấn, cao 7.2m. Ba tầng mái có hai hàng cổ lâu có tác dụng nâng độ cao của tòa Tam Thế lên, đồng thời vừa lấy ánh sáng vừa để thông khí. Bốn phía nền của tòa Tam Thế đều xây các tường đá thấp, tam cấp theo độ dốc của đồi và xây nhiều bậc đá để đi lên, tạo cho không gian tòa Tam Thế hoành tráng, trang trọng.
Ngoài các hạng mục kể trên, tại quần thể này còn có nhiều hạng mục khác như: giếng Ngọc được xây lại từ giếng Ngọc của chùa Bái Đính cũ, hình mặt nguyệt, rất rộng có đường kính 30m, độ sâu 6m, miệng giếng xây lan can đá; Tháp bồ đề 9 tầng, Vườn tượng Phật tích bằng đá…
Chùa Bái Đính không chỉ là nơi thu hút nhiều tăng ni phật tử khắp nơi mà còn là điểm đến thu hút nhiều du khách hành hương, vãn cảnh.
Nhà thờ đá Phát Diệm
Nhà thờ Phát Diệm cách Hà Nội 120km về phía nam, được xây dựng vào những năm 1875 - 1898. Phát Diệm có nghĩa là phát sinh ra cái đẹp, tên Phát Diệm do Nguyễn Công Trứ đặt. Nhà thờ được xây dựng trong suốt thời gian 24 năm liên tục, với trình độ kỹ thuật và điều kiện giao thông của những năm cuối thế kỷ 19 thì chỉ việc vận chuyển hàng nghìn tấn đá, có những phiến nặng 20 tấn, hàng trăm cây gỗ lim về tới Phát Diệm để xây nhà thờ cũng là một kỳ công. Kim Sơn vốn là vùng đất mới khai khẩn, trước đây rất lầy lội, để xử lý độ lún của khu đất trước khi xây dựng người ta đã chuyển cả một quả núi nhỏ cách 40km về Phát Diệm, khách về thăm nhà thờ còn thấy núi Sọ, đấy chính là một phần của trái núi đã được dân rời về Phát Diệm.
Ðây là một quần thể kiến trúc phương Ðông gồm có (từ hướng nam đi vào): Ao hồ, Phương Ðình, Nhà thờ lớn với bốn nhà thờ cạnh ở hai bên, ba hang đá nhân tạo, nhà thờ đá.
Phương Ðìnhlà khu vực đầu tiên trong quy hoạch kiến trúc của nhà thờ Phát Diệm. Ðây là một công trình kiến trúc cao 25m, rộng 17m, dài 24m gồm ba tầng được xây dựng bằng đá phiến, lớn nhất là tầng dưới cùng được xây dựng bằng đá xanh. Nghệ thuật xây dựng Phương Ðình rất đáng khâm phục, với kỹ nghệ thủ công những người thợ địa phương đã ghép những phiến đá nặng hàng nghìn cân, mức độ chính xác rất cao. Các vòm cửa bằng đá được lắp ghép đến trình độ tinh xảo. Giữa Phương Ðình đặt một sập làm bằng đá nguyên khối, phía ngoài và bên trong là những bức phù điêu được khắc chạm trên đá hình ảnh chúa Jêsu và các vị thánh rất đẹp với những đường nét thanh thoát. Tầng thứ hai của Phương Ðình treo một trống lớn. Tầng ba treo một quả chuông cao 1,4m, đường kính 1,1m, nặng gần 2000 kg, quả chuông lớn ở Phương Ðình được đúc vào năm 1890. Mái của Phương Ðình có năm vòm, bốn vòm ở bốn góc thấp hơn, vòm cao nhất là vòm ở giữa tầng ba. Mái của Phương Ðình ở nhà thờ Phát Diệm không cao vút kiểu ngọn tháp như những nhà thờ khác mà là mái cong thấp cổ kính như mái đình, mái chùa.
Nhà thờ lớn: Nhà thờ lớn là nhà thờ chính được xây dựng năm 1891, có năm lối vào vòm đá được chạm trổ. Nhà thờ lớn dài 74m, rộng 21m, cao 15m, có bốn mái. Trong nhà thờ có 6 hàng cột gỗ lim nguyên khối, hai hàng cột giữa cao tới 11m, chu vi 2,35m, mỗi cột nặng khoảng 10 tấn.
Gian thượng của thánh đường có một bàn thờ lớn làm bằng một phiến đá nguyên khối dài 3m, rộng 0,9m, cao 0,8m, nặng khoảng 20 tấn. Mặt trước và hai bên được chạm trổ các loài hoa đặc trưng của bốn mùa làm cho bàn thờ như được phủ một chiếc khăn màu thạch sáng. Hai phía bên nhà thờ có bốn nhà thờ nhỏ được kiến trúc theo một phong cách riêng.
Nhà thờ đá: nhà thờ đá còn được gọi là nhà thờ dâng kính trái tim Ðức Mẹ. Gọi là nhà thờ đá vì tất cả mọi thứ ở nhà thờ này đều được làm bằng đá, từ nền, tường, cột, chấn song cửa... Phía trong được chạm nhiều bức phù điêu đẹp, đặc biệt là bức chạm tứ quý: tùng, mai, cúc, trúc, tượng trưng cho thời tiết và vẻ đẹp riêng của bốn mùa trong một năm. Ðường nét khắc họa những con vật như sư tử, phượng sống động đến lạ thường.
Hang đá nhân tạo: ở phía bắc khu nhà thờ Phát Diệm có 3 hang đá được tạo bằng những khối đá lớn nhỏ khác nhau giữ nguyên dáng vẻ tự nhiên. Trong đó, hang Lộ Ðức là đẹp nhất
Nhà thờ Phát Diệm, một công trình kiến trúc độc đáo có một không hai ở Việt Nam Các công trình kiến trúc nguy nga, tráng lệ nhưng hài hòa với cảnh vật thiên nhiên, mang đậm phong cách kiến trúc Á Đông
Vườn quốc gia Cúc Phương
Vườn chim Thung Nham